Close
9B8-C9 Đường Số 10 KDC Dương Hồng Garden House, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
(028) 6680 8366 info@mhdpharma.com
Healthy Food Guide

HẬU F0 – HIỂU ĐỂ PHỤC HỒI VÀ PHÒNG NGỪA DI CHỨNG

HẬU F0 – HIỂU ĐỂ PHỤC HỒI VÀ PHÒNG NGỪA DI CHỨNG

DI CHỨNG HẬU F0 TỪ THƯỜNG GẶP ĐẾN NGUY HIỂM

Nhiều số liệu trên thế giới chỉ ra rằng có từ 10 - 20% bệnh nhân F0 gặp phải các triệu chứng kéo dài nhiều tháng kể cả khi đã khỏi bệnh như: Ho, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, tức ngực, khó ngủ, trầm cảm…và nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Trong đó, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Bay - nguyên Trưởng Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, thì tổn thương ở phổi và hệ thống đông máu là hai vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm bởi có thể liên quan đến sinh tử.

Với di chứng ở phổi, cần lưu ý nguy cơ xơ phổi với biểu hiện nhẹ thì ho khan kéo dài, khó thở khi vận động gắng sức, nặng thì khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Trên phim chụp CT, hình ảnh xơ hóa phổi biểu hiện dãn phế quản co kéo và điển hình nhất là hình ảnh tổ ong. Trong thăm dò chức năng hô hấp, bệnh nhân có giảm thể tích phổi, giảm độ khuếch tán khí ở phổi. Kinh nghiệm từ đợt dịch SARS và MERS trước đây (cũng do virus corona gây ra) thì đa số bệnh nhân sẽ hồi phục dần sau 2-3 năm. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân diễn tiến xơ phổi tiếp tục, hầu hết là tổn thương xơ hóa nặng, gây ra gánh nặng cho bệnh nhân cũng như cho hệ thống y tế.

 

https://scontent.fhan4-3.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/274937151_2295361780603406_8625214498531743252_n.jpg?_nc_cat=103&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=xFDd9mla7bgAX8N8DGC&_nc_ht=scontent.fhan4-3.fna&oh=00_AT9odH7mS3YxXf_j3JbxBD3moaIpQNQTBi6pF8SJT7glAQ&oe=62215AA9

Hình 1. Virus SARS-CoV-2 tấn công phổi gây viêm, tổn thương và xơ phổi

Trên hệ thống đông máu, tình trạng tăng đông máu gây cục huyết khối có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, nhồi máu não gây đột quỵ. Những di chứng này rất nghiêm trọng, có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức.

VẬY CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHỤC HỒI VÀ PHÒNG NGỪA NHỮNG DI CHỨNG Ở PHỔI VÀ HỆ ĐÔNG MÁU NHƯ VỪA NÓI TRÊN?

Ở giai đoạn “dưỡng thương” này, vai trò của y học cổ truyền sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong việc tăng miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể người bệnh sớm phục hồi.

 

Đặc biệt, theo PGS. TS. Nguyễn Thị Bay, Đông trùng hạ thảo, Nấm linh chi và Tam thất bắc là 3 loại thảo dược có nhiều hứa hẹn hỗ trợ Y học hiện đại trong điều trị các tổn thương ở phổi và hệ thống đông máu như bổ phế, kháng viêm và kháng huyết khối.

https://scontent.fhan3-4.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/274939493_2295361880603396_6236855293913046013_n.jpg?_nc_cat=104&ccb=1-5&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=MXQdaGTK6IkAX9r79o2&_nc_ht=scontent.fhan3-4.fna&oh=00_AT-gJdGOw2MHbMjCB3q72XGrmT1a7np0E9iS5z5MhqpYPA&oe=6220C0CD

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc bổ phế từ lâu đời, với công năng tăng sử dụng oxy và tăng lưu thông khí trong phổi [1]. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y khoa Hongkong đã chứng minh Đông trùng hạ thảo có thể giảm xơ hóa phổi một phần ở bệnh nhân bị Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) [2].

Nấm linh chi có hoạt chất chính là các polysaccharide có tính chống oxy hóa mạnh. Chiết xuất Nấm linh chi có tác dụng kháng viêm nhờ ức chế các chất trung gian gây viêm [3].

Theo Đông Y, Tam thất bắc có công năng kích hoạt lưu thông máu của toàn bộ cơ thể. Y học hiện đại đã chứng minh Tam thất bắc có tác dụng chống huyết khối qua cơ chế chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu.

Chính vì vậy, có thể nói y học cổ truyền nói chung và 3 loại thảo dược Đông trùng hạ thảo, Nấm linh chi, Tam thất bắc nói riêng sẽ ngày càng được quan tâm sử dụng trong giai đoạn cần phục hồi và bảo vệ sức khỏe như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Trích từ cuốn “Đông trùng hạ thảo” – GS.TSKH Đái Duy Ban, Nhà xuất bản Y học

2. Hui, P.K., Chan, M.H., 2006. Cordyceps sinensis improved post-SARS pulmonary fibrosis. Hua Xia Medical Journal (Hong Kong) 3, 172–176.

3. Aaron Hilliard, Patricia Mendonca, Karam F.A. Soliman, Involvement of NFƙB and MAPK signaling pathways in the preventive effects of Ganoderma lucidum on the inflammation of BV-2 microglial cells induced by LPS, Journal of Neuroimmunology, Volume 345, 2020, 577269, ISSN 0165-5728, https://doi.org/10.1016/j.jneuroim.2020.577269

4. Yang X, Xiong X, Wang H, Wang J. Protective effects of panax notoginseng saponins on cardiovascular diseases: a comprehensive overview of experimental studies. Evid Based Complement Alternat Med. 2014;2014:204840. doi:10.1155/2014/204840