Dạng bào chế dược phẩm là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế trong đó dược chất được pha chế và trình bày dưới dạng thích hợp để đảm bảo an toàn hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. Dưới đây là một số dạng bào chế dược phẩm thường dùng.
Những Dạng bào chế dược phẩm bảo vệ sức khỏe phổ thông hiện nay
1. Dạng bào chế dược phẩm bột
Thuốc bột là dạng bào chế dược phẩm rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất. Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để dùng ngoài.
Ưu điểm:
Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, dễ đóng gói và vận chuyển. Dược chất dễ ổn định, thích hợp với các dược chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ biến chất trong quá trình sản xuất và bảo quản.
Có diện tích tiếp xúc môi trường hòa tan lớn, thuốc bột dễ giải phóng dược chất do đó sinh khả dụng cao.
Hạn chế:
Dễ hút ẩm, không thích hợp với các dược chất có mùi vị khó chịu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa; Trẻ em khó uống thuốc.
2. Dạng viên nén
Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa…. Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn hoặc các hình dạng khác.
Ưu điểm
Đã phân liều tương đối chính xác
Gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển và mang theo người
Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng
Diện sử dụng rộng: có thể nuốt, nhai, ngậm, cấy, pha thành dung dịch, hỗn dịch hay chế thành dạng tác dụng kéo dài
Hạn Chế:
Sau khi dập thành viên, diện tích bề mặt tiếp xúc bị giảm do đó nếu bào chế không tốt sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc
Sinh khả dụng của viên nén thay đổi thất thường do trong quá trình bào chế, có rất nhiều yếu tố tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giải phóng dược chất của viên như: độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,…
Khó sử dụng cho những bệnh nhân khó nuốt, nhất là người cao tuổi và trẻ em và khi viên nén có khối lượng lớn
3. Dạng dung dịch
Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách hóa tan một hoặc nhiều dược chất, trong một dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. Dung dịch thuốc có thể dùng trong hoặc dùng ngoài.
Ưu điểm:
Khi sử dụng dạng bào chế dược phẩm này được hấp thu nhanh hơn so với các dạng thuốc rắn vì trong dạng thuốc rắn, dược chất phải trải qua giai đoạn hòa tan trong dịch cơ thể.
Hạn chế:
Trong dung dịch thuốc, dược chất thường có độ ổn định kém. Các phản ứng thủy phân, oxy hóa, phản ứng tạo phức, cũng như sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, có thể là nguyên nhân phân hủy dược chất.
Một số dung dịch thuốc uống như dung dịch thuốc nước, siro (tỷ lệ đường cao 56 – 64%)
4. Dạng cao đặc
Dạng cao đặc là một hình thức cô đặc từ các tinh chất của các nguyên dược liệu, dạng này rất phổ biến trong các sản phẩm thiên về Đông Y, Các phương pháp chiết xuất thông thường là: Ngâm lạnh, ngâm nhỏ giọt, chiết ngược dòng…
Ưu điểm:
Đối với dạng cao đặc, khả năng hấp thụ tinh chất trong sản phẩm rất cao, và là phương pháp điều chế mà có thể giữ lại hàm lượng các dược chất nhiều nhất trong các phương pháp điều chế khác.
Hạn chế:
Dược liệu dùng cần phải được đảm bảo nghiêm ngặc và chế biến trước khi làm thành cao như (thái, bào, sao tẩm…) theo yêu cầu từng loại. Lượng nước sử dụng không được quá số lượng cần thiết vì sẽ rút hoạt chất, thông thường gấp 4 đến 6 lần trọng lượng dược liệu vì nếu sử dụng quá nhiều nước thì thời gian cô đặc cao phải kéo dài và không khí sẽ làm hỏng phẩm chất cao thuốc. Vì thế cần phải có một dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế, thông thường giá thành cho một sản phẩm cao đặc cũng khá cao so với các dạng còn lại.
Cao Nấm Trùng Thảo Cordy-X, Quà tặng sức khỏe cho người thân yêu nhât!
Tại sao Cao Nấm Trùng Thảo Cordy-X lại mang dạng cao đặc?
Theo nghiên cứu định tính và định lượng của các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguyên liệu dược liệu chủ yếu dựa vào việc lựa chọn phương pháp chiết xuất thích hợp (Smith, 2003; Sasidharan et al., 2011). Chiết xuất là bước đầu tiên đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng dụng cây dược liệu trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm sức khỏe.
Sự phát triển của sắc ký hiện đại và Kỹ thuật đo phổ giúp phân tích hợp chất hoạt tính sinh học dễ dàng hơn trước nhưng thành công vẫn phụ thuộc vào phương pháp chiết, thông số đầu vào và tính chất chính xác của các bộ phận của dược liệu (Poole et al., 1990). Các yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất là sự phối hợp giữa mẫu chiết, dung môi, nhiệt độ, áp suất và thời gian (Hernández et al., 2009). Sự hiểu biết ngày càng tăng về bản chất hóa học động của các phân tử hoạt tính sinh học là cơ sở cho tiến trình phân tích hoạt tính sinh học trong thập kỷ qua (Torssell, 1997). Các hợp chất hoạt tính sinh học có thể được xác định và đặc trưng từ các bộ phận khác nhau của dược liệu.
Hiểu rõ được các ưu điểm trong chiết xuất dạng cao vừa giữ lại được hàm lượng dược chất cao nhất từ các dược liệu quý là Đông Trùng Hạ Thảo và Nấm Linh Chi vừa có khả năng giúp người sử dụng có thể dể hấp thu nhất vào cơ thể chính vì thế mà các nhà nghiên cứu đã quyết định điều chế theo dạng cao đặc kết hợp với quy trình chiếc xuất lạnh hiện đại đến từ Hàn Quốc, để mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm cao đặc tuyệt vời như Cao Nấm Trùng Thảo Cordy-X.
Hy vọng, các kiến thức trên phần nào giúp các bạn hiểu rỏ hơn về sản phẩm cũng như tại sao lại hình thành nên Cao Nấm Trùng Thảo Cordy-X dạng cao đặc. Còn chần chừ gì nữa hãy vào trang Cao Nấm Trùng Thảo Cordy-X để ĐẶT MUA sản phẩm cũng như là tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm nào.
Lee